Sóng lớn chưa chắc truyền tốt
Xưởng
Thứ Tư,
07/05/2025
(Sóng truyền thông - bài 1)
Truyền thông là sóng. Nhưng sóng thì phải có người thu, nếu không, nó chỉ là sự khuấy động trong không khí. Đó là nghịch lý đầu tiên trong thế giới hôm nay – khi mọi người đều nói, nhưng ít ai nghe.
Sóng lớn – là dễ thấy, dễ ồn, dễ lan. Nhưng trong thời đại ai cũng có micro, ai cũng có sóng riêng, thì sóng lớn không còn là lợi thế tuyệt đối. Truyền thông mà chỉ theo phong cách "gào cho to", "lên trend cho nhanh", thì có thể ầm ầm một lúc, rồi tắt lịm như sóng vỗ vào đá.
Thật ra, sóng truyền thông không mạnh bằng "trường truyền thông". Một nội dung dù nhỏ, nhưng nếu tạo được trường đồng cảm, trường ảnh hưởng, trường lắng nghe – thì mới có khả năng tạo ra kết nối sâu. Và chính kết nối đó mới truyền được điều cần truyền.
Ở chiều ngược lại, có những sóng ngầm – truyền âm thầm mà lâu dài. Người ta ít nói tới, nhưng lại lan tỏa từ người này sang người khác, như một dạng "nội sinh truyền thông". Không cần hô hào, không cần viral, chỉ cần đúng người – đúng lúc – đúng cảm. Mà ba cái "đúng" đó, chẳng mấy khi là chuyện may rủi.
Nên trong hành trình truyền thông hôm nay, người khôn không chọn sóng lớn, mà chọn cách sóng sống. Sống với điều mình tin, sống đúng với bản thể, rồi tạo ra lực hút tự nhiên quanh mình. Đó là lúc truyền thông không cần hét, mà người nghe vẫn đến.
Truyền thông hiệu quả không nằm ở cường độ, mà nằm ở tần số đồng cảm. Và đó là lý do sóng nhỏ, sóng ngầm, sóng lặng – lại có thể truyền lâu hơn sóng to, sóng dồn, sóng gấp.
Chuyện truyền thông, tưởng là phát sóng, nhưng hóa ra…là tạo trường.